Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư mới

Liệu pháp miễn dịch mới trong điều trị ung thư đang mở ra kỷ nguyên tươi sáng giúp bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư nhờ gia tăng NK, T và kết hợp thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch CTLA-4 và PD-1.

Liệu pháp miễn dịch ung thư (Cancer Imunotherapy) có tên gọi tắt là liệu pháp CI, đây là kỹ thuật kích thích hệ thống miễn dịch của người bệnh để tấn công lại các tế bào, khối u ác tính. Liệu pháp này có lịch sử khá lâu đời, nó xuất phát từ nước Đức. Vào năm 1850, các Bác sĩ ở CHLB Đức đã nhận thấy khối u của bệnh nhân ung thư thỉnh thoảng co lại khi họ bị nhiễm trùng. Từ đó nảy sinh ý tưởng sử dụng Hệ miễn dịch của cơ thể để kiểm soát và chống lại ung thư.
Đến năm 1975, hai nhà khoa học người Mỹ là César Milstein và Georges JF Köhler đã nghiên cứu thành công kháng thể đơn dòng tinh khiết bằng công nghệ hybridoma. Năm 1997, Cơ quan Quản lý Thuốc – Thực phẩm Mỹ đã cho phép điều trị bệnh u lympho nang bằng kháng thể Rituximab, từ đó 11 kháng thể nữa ra đời, được phê duyệt để điều trị ung thư. 
Trong nhiều năm qua liệu pháp miễn dịch được coi là hướng đi mới, phương pháp điều trị ung thư chính thống. Và Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên áp dụng, tiếp tục nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch đa dạng như: Liệu pháp tế bào đuôi gai, liệu pháp vắc-xin, kích hoạt tế bào NK… giúp bệnh nhân ung thư tìm thấy hy vọng sống.

Trong cơ thể mỗi người có tới 60 nghìn tỷ tế bào và chúng thay đổi mỗi ngày. Tế bào ung thư được coi như những “kẻ phản bội” trong hàng ngũ những “tế bào lành”. Khi đó, chúng trở thành kẻ xa lạ với cơ thể và Hệ miễn dịch sẽ coi tế bào ung thư là kẻ xâm nhập đồng thời phát động phản ứng miễn dịch tấn công. Trong số các tế bào miễn dịch này, chỉ có tế bào NK tấn công ung thư trực tiếp và mạnh nhất.
Liệu pháp miễn dịch ung thư sử dụng tế bào NK để tấn công lại các tế bào, khối u ác tính. Theo đó, các tế bào miễn dịch sẽ được tách lọc từ máu của bệnh nhân và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở những điều kiện nhất định nhằm nhân lên, hoạt hóa rồi tiêm trở lại vào cơ thể người bệnh. Các tế bào miễn dịch này gồm có tế bào sát thủ Lymphokine (LAK), tế bào đuôi gai (DC), tế bào sát thủ tự nhiên (tế bào NK), Cytotoxic T Lymphocytes (CTL)…
Liệu pháp miễn dịch từ trước đến nay chỉ củng cố tác dụng gia tốc là làm thế nào để kích hoạt miễn dịch, nhưng cuối cùng lại bị tế bào ung thư kéo căng rào chắn, ức chế kích hoạt, và kết quả trong thực tế rất khó để loại bỏ tế bào ung thư. Đó là lý do vì sao liệu pháp miễn dịch ra đời từ rất lâu nhưng vẫn không tiêu diệt hoàn toàn được các tế bào ung thư.
Liệu pháp miễn dịch mới “gia tốc + kìm hãm” lại hoàn toàn khác, không chỉ nuôi cấy để gia tăng và kích hoạt tế bào NK trong cơ thể người bệnh như liệu pháp cũ mà nó còn vô hiệu hóa rào chắn kéo căng bởi tế bào ung thư giúp kìm hãm ung thư phát triển mạnh nhờ kết hợp thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, các thuốc kháng thể như kháng thể kháng CTLA-4 và PD-1.
Quy trình nuôi cấy tế bào NK, T
Các tế bào được hoạt hóa như NK, tế bào T có thể trực tiếp tiêu diệt ung thư nhưng số lượng rất ít. Để có thể tăng cường tối đa lượng tế bào hoạt hóa NK, T, thì cần phải tăng khả năng miễn dịch một cách tổng hợp từ chính trong cơ thể (liên kết miễn dịch, cầu nối miễn dịch) để tiêu diệt tế bào ung thư, do đó, việc nuôi cấy tế bào là công việc quan trọng.
Bệnh viện Shonan Medical Memorial Hospital Nhật Bản là một trong những bệnh viện ung bướu hàng đầu với kỹ thuật nuôi cấy tế bào chuyên nghiệp bởi những kỹ sư nuôi cấy giỏi. 30 năm trong lĩnh vực nuôi cấy và cùng hợp tác để phát minh ra túi nuôi cấy tế bào giúp tạo nên chìa khóa hoạt hóa tế bào NK, T. Nếu không có sự liên kết và cầu nối miền dịch tổng hợp diễn ra để tăng khả năng miễn dịch thì không thể tiêu diệt được tế bào ung thư nên tối đa hoạt hóa tế bào NK.T và đưa lại vào cơ thể rất quan trọng.
Share on Google Plus

LỜI MUỐN NÓI Unknown

Trung tâm ung bướu Hồng Ngọc luôn giữ vững sứ mệnh chăm sóc bệnh nhân bằng tất cả tấm lòng tận tâm và nhiệt tình của mình, nhằm mang đến cho bệnh nhân cảm giác an tâm và thoải mái nhất trong môi trường y tế quốc tế.
    Blogger Comment
    Facebook Comment